Tổng giám đốc WHO cho rằng không nên chủ quan trước biến chủng Omicron và đại dịch Covid-19 "còn lâu mới kết thúc".
"Omicron có thể ít nghiêm trọng hơn nhưng cho rằng nó chỉ gây bệnh nhẹ là sai lầm. Chớ nhầm lẫn. Omicron vẫn dẫn đến nhập viện và tử vong, ngay cả ca bệnh ít nghiêm trọng cũng đang khiến các cơ sở y tế quá tải", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 18/1 cho hay, đề cập đến biến chủng lây lan toàn cầu từ khi được phát hiện lần đầu ở miền nam châu Phi hồi tháng 11/2021.
"Đại dịch này còn lâu mới chấm dứt", người đứng đầu cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc cảnh báo.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus trả lời họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ, vào tháng 7/2020. Ảnh: Reuters. |
Giám đốc chương trình y tế khẩn cấp WHO Michael Ryan cũng cho hay "sự gia tăng ca bệnh theo cấp số nhân, bất kể mức độ nghiêm trọng của từng loại biến chủng, đều dẫn tới gia tăng số ca nhập viện và tử vong không thể tránh khỏi".
Tổng giám đốc WHO cho biết có dấu hiệu cho thấy sự gia tăng ca nhiễm nCoV do Omicron có thể đã tới đỉnh điểm ở một số nước, "mang lại hy vọng điều tồi tệ nhất của làn sóng mới đã qua, nhưng chưa quốc gia nào thoát khỏi mối đe dọa".
Ông nhấn mạnh cần phải loại bỏ khẩn cấp áp lực lên hệ thống y tế, đặc biệt ở những nước có tỷ lệ bao phủ tiêm chủng thấp. "Bây giờ không phải lúc vẫy cờ trắng từ bỏ", Tedros cảnh báo.
"Chúng ta vẫn có thể giảm đáng kể tác động của làn sóng hiện tại bằng cách chia sẻ và sử dụng công cụ y tế hiệu quả, đồng thời thực hiện các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng mà chúng ta đã biết", ông nói.
Maria Van Kerkhove, giám đốc kỹ thuật của WHO về Covid-19, cho hay mỗi tuần thế giới ghi nhận khoảng 45.000 ca tử vong do Covid-19. "Đáng lẽ không nên xảy ra tình trạng này, bởi chúng ta có công cụ trong tay", bà nói.
Dữ liệu cho thấy các loại vaccine Covid-19 hiện kém hiệu quả hơn trong bảo vệ chống lây nhiễm Omicron so với các chủng trước. Một số công ty dược phẩm đang trong quá trình sản xuất vaccine nhắm riêng đến biến chủng Omicron nhưng WHO cho rằng đây chưa phải là phương án lý tưởng thoát khỏi khủng hoảng.
Soumya Swaminathan, giám đốc khoa học của WHO, đánh giá ý tưởng phát triển vaccine nhằm vào biến chủng cụ thể hấp dẫn, nhưng sẽ mất nhiều tháng để phát triển mà "nguy hiểm là ta luôn phải cố gắng bắt kịp biến chủng tiếp theo". Do đó, cách tiếp cận tốt hơn là cố gắng phát triển cái gọi là "đa vaccine hay vaccine liên nCoV", bà nói.
Tổng giám đốc WHO đồng thời nhấn mạnh các loại vaccine hiện có vẫn làm tốt công việc ngăn bệnh trở nặng, nhắc lại tầm quan trọng của đảm bảo phổ cập bình đẳng vaccine. "Vaccine có thể kém hiệu quả trong ngăn ngừa và lây nhiễm Omicron so với những biến chùng trước, nhưng chúng vẫn rất tốt trong ngăn ngừ
Hồng Hạnh (Theo AFP)