Ý nghĩa của cuộc sống là gì?


Có thể đối với bạn, cuộc sống là thứ gì đó vô cùng lớn lao và nghiêm trọng, nhưng thực ra nó chỉ là một đốm sáng ngẫu nhiên của vật chất và năng lượng, trong một vũ trụ vô tâm và vô cảm. Khi cuộc sống kết thúc, vài người sẽ nhớ đến bạn trong một thời gian nào đó, nhưng rồi họ cũng mất đi. Ngay khi bạn có thể ghi tên mình vào lịch sử, đóng góp của bạn rồi sẽ bị lãng quên. Con người sẽ tuyệt chủng; Trái đất và Mặt trời sẽ bị phá hủy. Cuối cùng, chính vũ trụ cũng sẽ kết thúc. Trước những thực tế kinh khủng này, làm thế nào mà cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa được nhỉ?

Đó là một trong những lý do khiến niềm tin vào Thượng Đế (hoặc các vị thần) là thứ rất phổ biến, bởi nó làm dịu đi sự vô nghĩa tàn bạo của sự sống bằng cách khiến cho vũ trụ có ý nghĩa hơn. Một số nhà thần học thậm chí còn tuyên bố rằng sự vô nghĩa của một cuộc sống không có Thiên Chúa là bằng chứng cho thấy sự tồn tại của Ngài. Tuy nhiên trên thực tế, không có bằng chứng khách quan minh chứng cho lập luận này. Vì vậy, chúng ta hãy thử một lần gạt những vỏ bọc thoải mái đó sang một bên và tự hỏi: trong một vũ trụ vô tư và phù du, sự tồn tại của con người liệu có bất kỳ ý nghĩa nào không?

Theo cách giải thích của cơ học lượng tử, vũ trụ chỉ được hình thành khi chúng ta quan sát nó, và hành động quan sát này thực sự có thể xác định những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bằng cách buộc hiện thực xảy ra theo một trong nhiều kết quả có thể. Ngoài ra, còn có một cách giải thích khác được gọi là giả thiết đa thế giới - cho rằng mỗi khi bạn thực hiện một quyết định, vũ trụ sẽ sao chép chính nó. Bạn đi vào một vũ trụ và một phiên bản khác của bạn đi vào một vũ trụ khác. Nếu đúng, vũ trụ của bạn được tạo ra bởi chính những lựa chọn của bạn. Vậy điều đó có ý nghĩa gì?

Các nhà phê bình có thể tranh luận rằng không có bằng chứng minh chứng cho những giả thiết này, cũng như sự tồn tại của Thiên Chúa. Trong bất kỳ trường hợp nào, ý nghĩa mà chúng cung cấp đều khá khách quan và trừu tượng. Tuy nhiên, bạn không phải được tạo ra vũ trụ này để tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống.

Gần đây, một số nhà tâm lý học đã có một số thí nghiệm nhằm tìm hiểu xem cuộc sống có ý nghĩa gì, bằng cách phỏng vấn từng người. Khi mọi người được hỏi họ đánh giá cuộc sống của mình có ý nghĩa và mục đích như thế nào, hầu hết mọi người đều có phản ứng tích cực và cho biết về những ý nghĩa lớn lao của cuộc sống. Nói cách khác, bất chấp bản chất cuối cùng của cuộc sống con người hoàn toàn vô ích, nó lại là thứ nhiều ý nghĩa đối với những người đang sở hữu.

Mặc dù vậy, nghiên cứu này bị chỉ trích là hoàn toàn chủ quan và không nắm bắt được ý nghĩa đúng của cuộc sống, chẳng hạn như việc ai đó để lại một di sản hoặc làm gì để thay đổi thế giới. Tuy nhiên, theo Laura King, một nhà tâm lý học tại Đại học Missouri (Mỹ), người chuyên nghiên cứu về ý nghĩa cuộc sống, đó thực chất là sự tự huyễn hoặc và hoàn toàn vô nghĩa. Nếu mọi người nói rằng họ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, ai chứng minh cho điều đó? Chúng ta sẽ không bao giờ có được những dữ liệu khách quan về vấn đề này.

Một số người cho rằng việc chúng ta không ngừng tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống càng chứng tỏ chúng ta không có nó. Và theo King, ông không thấy điều đó mâu thuẫn. "Bạn có thể nghĩ về ý nghĩa cuộc sống như oxy. Có phải tôi đang có rất nhiều? Vâng. Tôi vẫn sẽ muốn có thật nhiều oxy? Vâng. Bạn sẽ chẳng bao giờ dừng việc muốn nó bởi vì bạn đã có nó".

"Câu hỏi triết học đó luôn luôn là: Cuộc sống có ý nghĩa nào không? Hay ý nghĩa của cuộc sống là gì?", King nói. "Mục tiêu của tôi là biến những suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống trở nên thực tế hơn, trong đời sống của mỗi người. Sau đó, chúng ta có thể bắt đầu suy nghĩ về nó một cách ít khoa trương hơn và ít hơn, đồng thời phải hiểu nó như một sự trải nghiệm của con người”.

Nguồn: NewScientist