Bố nửa chữ cũng chẳng biết lại mắc bệnh tâm thần, mẹ bị động kinh nhưng bù lại hai con học rất giỏi và chăm ngoan, con trai lớn còn được chọn vào đội tuyển Toán quốc gia.
Bố nửa chữ cũng chẳng biết lại mắc bệnh tâm thần, mẹ bị động kinh nhưng bù lại hai con học rất giỏi và chăm ngoan, con trai lớn còn được chọn vào đội tuyển Toán quốc gia.
Ở thôn Chế Chì, xã Dị Chế (Tiên Lữ, Hưng Yên), chẳng ai không biết đến Phạm Văn Thông, học sinh lớp 11. Phần vì em là một học sinh xuất sắc có tên trong danh sách dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2020 – 2021. Phần vì, gia đình Thông có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.
Mẹ Thông là Hoàng Thị Quy (44 tuổi) có tiền sử về bệnh động kinh còn bố Phạm Văn Hinh (50 tuổi) bị tâm thần, chậm chạp về mặt trí tuệ. Cả hai đến với nhau do mai mối, thế nhưng kết quả của cuộc hôn nhân ấy là hai đứa trẻ vừa thông minh lại ngoan ngoãn.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Quy tâm sự, chị sinh ra trong gia đình có 5 anh chị em tại thôn Chế Chì, xã Dị Chế, bố mất sớm, một mình mẹ nuôi lớn 5 chị em. Năm học lớp 3 chị đột nhiên co giật rồi bất tỉnh, đi khám mới phát hiện mắc chứng động kinh.
Đến tuổi con gái, mặc cảm, không muốn trở thành gánh nặng của ai, chị Quy quyết không lấy chồng, ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Đến năm 28 tuổi, được người thân động viên lấy chồng “xin đứa con sau về già nương tựa". Thấy xuôi tai, chị Quy tậc lưỡi đồng ý.
Năm 2002, qua mai mối chị gặp anh Hinh (hay còn gọi là Hinh tồ, chồng chị Quy bây giờ) cùng xã từng có 1 đời vợ. Tuy nhiên, “Hinh tồ” mắc chứng tâm thần phân liệt, khi đến nhà gái, họ bảo ngồi đâu thì anh ngồi đấy, hỏi chẳng đáp, chỉ cười hề hề.
Thấy “Hinh tồ” như vậy, người vun vào, kẻ can ra nhưng chị Quy vẫn chấp nhận. Chị nghĩ, dù anh có bệnh nhưng lại hiền lành, “nếu lấy nhau về có con thì dựa vào nhau mà sống, còn không thì ai về nhà nấy”.
Vậy là một đám cưới đơn giản diễn ra, hôn lễ được tổ chức nhanh chóng vì sợ cô dâu đột nhiên lăn đùng ra ngất giữa lễ.
Thời gian đầu vợ chồng chị Quy ở với bố mẹ chồng, sau đó nhờ bên ngoại giúp đỡ, anh, chị mua được mảnh đất nông nghiệp rìa làng ra ở riêng. Người cho chịu công, người đồng ý khất nợ tiền vật liệu, căn nhà cấp 4 rộng chừng 40m2 được dựng lên.
Lấy nhau về, người làng đồn đoán "Hinh tồ" chắc không sinh được con, nhưng sau một năm rưỡi kết hôn chị Quy vui mừng khi biết mình mang bầu, còn “Hinh tồ” thì ậm ừ, chẳng rõ vui hay buồn. Suốt 9 tháng sau đó chị Quy chỉ ở trong nhà, có gì ăn nấy vì sợ không may phát bệnh có khi mất cả mẹ lẫn con.
“Lúc sinh cháu Thông được 2 tháng tôi phải đặt con nằm chơi trên giường để đan mành kiếm thêm thu nhập. Ngày đó, khó khăn con đâu có được uống sữa, toàn bột đường, bột muối, ấy vậy mà giờ chúng cũng lớn, lại học giỏi như thế”, chị Quy nhớ lại.
Thoạt đầu, thấy con ngoan hiền, ít quấy khóc chị Quy sợ con giống bố, nhưng ngày bắt đầu đi học, thấy cô giáo khen con thông minh, tiếp thu tốt chị mới yên lòng.
Nhìn “Hinh tồ” đang lọ mọ nấu cơm, chị Quy thở dài, ngày lấy chị về anh chẳng biết làm gì, cứ ngờ nghệch, dạy trước quên sau. Về ở chung, chị phải dạy từng li từng tí, từ nấu cơm đến việc làm đồng, chỉ bảo từ dễ đến khó nhưng anh làm rất chậm.
Những bữa cơm đầu “Hinh tồ” nấu, bữa thì nhão nhoét, bữa sượng sống nhưng dần cũng quen. Người ngoài nói chưa chắc anh đã nghe, nhưng vợ bảo thì lại răm rắp làm theo.
“Anh ấy lớn nhưng trí não như đứa trẻ lên 3, không biết chữ, chẳng biết đọc, biết viết, tôi dạy mãi giờ cũng biết ký tên mình và đếm được từ 1 đến 10”, chị Quy nói.
Những bữa cơm đầu “Hinh tồ” nấu, bữa thì nhão nhoét, bữa sượng sống nhưng dần cũng quen. Người ngoài nói chưa chắc anh đã nghe, nhưng vợ bảo thì lại răm rắp làm theo.
“Anh ấy lớn nhưng trí não như đứa trẻ lên 3, không biết chữ, chẳng biết đọc, biết viết, tôi dạy mãi giờ cũng biết ký tên mình và đếm được từ 1 đến 10”, chị Quy nói.
Có lần, chị Quy lên cơn cơn động kinh bị ngã ở ruộng, “Hinh tồ” cũng biết bế vợ lên bờ. Chị Quy bị động kinh từ nhỏ, có khi tháng lên cơn một lần, có khi vài ngày lại bị một lần tùy theo thể trạng sức khỏe.
“Nhiều lúc, thấy chồng người ta làm ra tiền còn chồng mình chậm chạp, bảo cũng không thèm làm, ức quá, tôi chỉ biết nằm khóc. Nhưng rồi lại tự an ủi mình, số rồi phải chấp nhận. Nước đến đâu, bắc cầu đến đấy. Mình đã khổ nhưng vẫn có người khổ hơn”, chị Quy tự an ủi.
“Hinh tồ” mặc dù không nhanh nhẹn nhưng rất hiền lành chăm chỉ. Ai nói gì anh cũng cười, sai gì thì làm nấy và không kêu ca phàn nàn. Dù đôi vợ chồng không được bình thường nhưng trong cuộc sống hằng ngày, hàng xóm không ai nghe thấy tiếng cãi vã, chửi nhau từ gia đình họ.
Kể xong chị Quy lại nhìn vào người chồng khoe, vài năm trở lại đây chồng chị mau miệng hơn, biết khoe con học giỏi với hàng xóm, họ hàng, trong bữa ăn đã biết nhường đồ ăn ngon cho con, đến giờ là về lo cơm nước cho vợ.
Cả gia đình chị Quy nguồn thu nhập chính dựa vào 7 sào ruộng và từ công việc làm mành, trồng rau cần của chị. Nhiều hôm, chị phải đi chọc tâm sen, hay phụ vữa để có thêm đồng ra đồng vào. Tổng thu nhập của cả nhà hàng tháng vào khoảng 2 đến 3 triệu đồng.
Chị Quy cho hay, tài sản lớn nhất của vợ chồng chị là hai con. Từ khi học lớp 1 đến giờ, năm nào hai anh em Thông cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Lên cấp 3, Thông thi đỗ vào trường THPT chuyên Hưng Yên với vị trí top đầu. Trong khi đó, em gái Thông là Thương học hành giỏi giang chẳng kém cạnh anh trai chút nào, hiện cô bé đang học lớp 6, trường THCS huyện Tiên Lữ.
Biết bố mẹ vất vả, Thông rất chăm chỉ làm việc nhà. Thậm chí, ngày Tết, bố, mẹ bận việc 2 anh em Thông còn tự gói bánh chưng.
Hằng ngày, Thông thường tự chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa rồi mang đến trường. Mỗi ngày đạp xe ngót nghét 30 km.
Từ bé Thông đã có thành tích nổi bật về môn Toán, biết nhà nghèo, em chưa từng xin mẹ đi học thêm, thậm chí mẹ có ngỏ lời khuyên đi học thêm, nam sinh vẫn nhất quyết từ chối.
“Lắm hôm con thức đến 0h làm bài tập tôi phải khuyên con đi ngủ. Hôm nào chưa xong, 4h sáng con lại thức dậy làm tiếp”, chị Quy nói.
Nhờ vậy, mà kết quả học tập của Thông rất xuất sắc. Chẳng đi học thêm nhưng Thông vẫn đỗ vào lớp chuyên Toán và còn làm gia sư cho em gái. Thông từng nhiều lần đạt thành tích cao ở các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Mới đây, Thông còn lọt vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Toán.
Ngày nhận thư chúc mừng của Giám đốc Sở Giáo dục Hưng Yên khi Thông được vào đội tuyển Toán quốc gia, bố, mẹ mừng rơi nước mắt vì con trai có thành tích cao trong học tập.
“Chắc trời thương, chứ tôi không nghĩ vợ chồng mình lại có thể sinh được 2 con thông minh và ngoan ngoãn như vậy”, chị Quy sụt sùi.
Tin Thông được vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia lan ra khắp làng. Ai gặp chị Quy cũng đều chúc mừng, tán dương khiến chị đầy tự hào. Chị mong ước con trai có thể thi đỗ đại học, làm ngành nghề yêu thích để thoát khỏi lũy tre làng.
“Thông chẳng mấy khi tụ tập bạn bè hay rủ bạn về nhà chơi. Có thể do con mặc cảm vì hoàn cảnh gia đình, sợ mời bạn về lại tiếp đón không chu đáo”, chị Quy chia sẻ.
Theo chị Quy, thấy con thiếu thốn lại thiệt thòi, chị Quy hay đùa bảo: “Các con sinh ra vào nhà mẹ thì hơi vất vả, sinh vào gia đình khá giả sẽ sướng hơn”. Nghe mẹ nói vậy, các con của chị Quy đều nói “nhà mình nghèo nhưng cũng có nhà còn nghèo hơn. Dù khổ con vẫn muốn sinh ra ở nhà mình”.
Từng phải cố gắng thuyết phục mẹ cho thi vào trường chuyên, giờ đây, khi nghĩ lại, Thông vẫn cho rằng quyết định ấy là đúng đắn.
Khi được hỏi về ước mơ, Thông nói sẽ cố gắng thi đỗ vào Học viện Quân Y vì có thể giảm tải được gánh nặng học phí cho gia đình.
“Quan trọng hơn em muốn làm bác sĩ để sau này có thể chăm sóc sức khỏe cho bố, mẹ”, Thông nói.
Khi chúng tôi hỏi bố mẹ bị bệnh có khiến em ngại với bạn bè không? Thông thẳng thắn khẳng định “Em chưa từng xấu hổ về bố mẹ mình. Có bố mẹ mới có em của ngày hôm nay. Em rất tự hào về gia đình em".
“Nhìn thấy mẹ đi chợ bán rau từ tờ mờ sáng em rất thương mẹ. Còn bố bị bệnh như vậy nhưng chưa bao giờ, đánh mắng 2 anh em. Nhìn bố, mẹ em lại có động lực để cố gắng học tập”. Thông chia sẻ.
Bản thân chị Quy và anh Hinh cũng đều biết con của mình học tốt qua mỗi lần được thông báo từ giáo viên, họ đều rất vui mừng. Đó như động lực để họ cố gắng chăm chỉ làm lụng mỗi ngày. Không giống như gia đình khác thường thích khoe con, chị Quy luôn khiêm tốn và giản dị, ai khen họ cũng chỉ biết cười.
Về phần anh Hinh, nhìn bề ngoài anh không có biểu hiện của người mắc bệnh tâm thần phân liệt. Người đàn ông vẫn giao tiếp tốt, cười nói và mời khách vào nhà khi có người đến thăm. Vừa nấu cơm người đàn ông vừa khoe "có thằng con trai lớn học giỏi lắm, nhiều bằng khen nhưng chẳng rõ là môn gì, ai khen". Kể hết con trai anh lại nhắc đến con gái "nó học không bằng anh trai nhưng cũng khá lắm", nói xong anh Hinh lại cười hề hà.
Nấu xong, anh Hinh nhanh chóng dọn cơm ra. Hai vợ chồng, hai đứa con vui vẻ trò chuyện bên mâm cơm giản đơn với rau muốn luộc và vài miếng giò rim mặn. Rời gia đình anh Hinh, chị Quy chúng tôi vẫn nghe thấy tiếng thủ thỉ của cô con gái “bố đưa bát đây con đơm thêm cơm nào”...
Từng phải cố gắng thuyết phục mẹ cho thi vào trường chuyên, giờ đây, khi nghĩ lại, Thông vẫn cho rằng quyết định ấy là đúng đắn.
Khi được hỏi về ước mơ, Thông nói sẽ cố gắng thi đỗ vào Học viện Quân Y vì có thể giảm tải được gánh nặng học phí cho gia đình.
“Quan trọng hơn em muốn làm bác sĩ để sau này có thể chăm sóc sức khỏe cho bố, mẹ”, Thông nói.
Khi chúng tôi hỏi bố mẹ bị bệnh có khiến em ngại với bạn bè không? Thông thẳng thắn khẳng định “Em chưa từng xấu hổ về bố mẹ mình. Có bố mẹ mới có em của ngày hôm nay. Em rất tự hào về gia đình em".
“Nhìn thấy mẹ đi chợ bán rau từ tờ mờ sáng em rất thương mẹ. Còn bố bị bệnh như vậy nhưng chưa bao giờ, đánh mắng 2 anh em. Nhìn bố, mẹ em lại có động lực để cố gắng học tập”. Thông chia sẻ.
Bản thân chị Quy và anh Hinh cũng đều biết con của mình học tốt qua mỗi lần được thông báo từ giáo viên, họ đều rất vui mừng. Đó như động lực để họ cố gắng chăm chỉ làm lụng mỗi ngày. Không giống như gia đình khác thường thích khoe con, chị Quy luôn khiêm tốn và giản dị, ai khen họ cũng chỉ biết cười.
Về phần anh Hinh, nhìn bề ngoài anh không có biểu hiện của người mắc bệnh tâm thần phân liệt. Người đàn ông vẫn giao tiếp tốt, cười nói và mời khách vào nhà khi có người đến thăm. Vừa nấu cơm người đàn ông vừa khoe "có thằng con trai lớn học giỏi lắm, nhiều bằng khen nhưng chẳng rõ là môn gì, ai khen". Kể hết con trai anh lại nhắc đến con gái "nó học không bằng anh trai nhưng cũng khá lắm", nói xong anh Hinh lại cười hề hà.
Nấu xong, anh Hinh nhanh chóng dọn cơm ra. Hai vợ chồng, hai đứa con vui vẻ trò chuyện bên mâm cơm giản đơn với rau muốn luộc và vài miếng giò rim mặn. Rời gia đình anh Hinh, chị Quy chúng tôi vẫn nghe thấy tiếng thủ thỉ của cô con gái “bố đưa bát đây con đơm thêm cơm nào”...
Content: Quỳnh An
Media: Thanh Hòa
Link bài gốc
https://danviet.vn/thanh-qua-ngot-ngao-cua-cap-doi-khu-kho-con-hoc-gioi-vao-doi-tuyen-toan-quoc-gia-50202125495932909.html