Người nông dân tại “vương quốc nhãn lồng” Hưng Yên có thể tự hào rằng thứ sản vật quý này không chỉ thơm ngon nức tiếng mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm
Người nông dân tại “vương quốc nhãn lồng” Hưng Yên có thể tự hào rằng thứ sản vật quý này không chỉ thơm ngon nức tiếng mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Những ngày tháng 6 Âm lịch, xuôi theo triền đê tả sông Hồng về Phố Hiến sẽ thấy những rặng nhãn lồng xanh tốt, sai trĩu quả soi mình bên bờ sông tạo nên nét độc đáo của miền quê Hưng Yên.Phù sa sông Hồng, sông Luộc hàng năm đều bồi đắp cho Hưng Yên dải đất màu mỡ, kết tinh nên hương vị ngọt thơm cho trái nhãn lồng níu chân du khách, để mỗi mùa nhãn chím lại nhớ tìm về.
Hỏi các cao niên tại “vương quốc nhãn lồng” Hưng Yên về loại cây đặc sản cho trái thơm ngon nức tiếng này có từ bao giờ, mọi người đều lắc đầu không thể nói chính xác, chỉ nhớ rằng, từ đời ông cha đã có và với họ, từ khi sinh ra đã thấy nhãn được trồng trong vườn nhà. Đến nay, nhãn lồng phát triển thành vùng hàng hoá lớn, cho sản lưởng cả vài chục ngàn tấn mỗi năm.
Song, ở vùng đất này, mọi người vẫn truyền tai câu chuyện về nhãn lồng phố Hiến được biết đến từ thế kỷ thứ XVI. Tại chùa Hiến nay vẫn còn cây nhãn tổ hơn 400 năm tuổi quanh năm tươi tối, năm nào cũng cho quả sai trĩu cành, thơm ngon, đẹp mã… là minh chứng cho thời gian.
Cầm chùm nhãn lồng có quả to tròn, màu da đồng với hương thơm đặc trưng trên tay, ông Nguyễn Văn Phi (năm nay gần 60 tuổi) – đại diện HTX nhãn lồng Bảo Tiến, nói nhãn Hưng Yên có nhiều loại như nhãn thóc, nhãn nước, nhãn đường phèn, hương chi... Loại nào cũng thơm, ngon, song nổi tiếng nhất vẫn là nhãn lồng. Nhãn lồng Hưng Yên chứa đựng thứ hương thơm dịu nhẹ, tinh khiết hòa quyện với vị ngọt đậm đà của mật nhãn và độ giòn dai của thịt nhãn.
Như nhà bác học Lê Qúy Đôn đã từng mô tả về hương vị của nhãn: “Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong kẽ răng, lưỡi nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”. Năm Minh Mạng thứ 11, nhân dân Hưng Yên đã chọn trái nhãn lồng vào Kinh đô để tiến Vua. Từ đó, nhãn lồng còn được gọi tên khác là “nhãn tiến Vua”.
Thứ sản vật ấy nổi tiếng này không chỉ trong nước mà còn trở thành loại hàng hóa đặc biệt theo chân các nhà thương lái đến xứ sở mặt trời mọc Nhật Bản với số lượng lớn ở thế kỷ XVI–XVII.
Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng cho biết, để lưu giữ nguồn giống quý, từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, tỉnh này rất coi trọng việc bình tuyển cây nhãn đầu dòng, triển khai dự án "Bảo tồn giống nhãn đặc sản và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm vùng chuyên canh nhãn". Theo đó, cơ quan chức năng chuyên môn của tỉnh đã tuyển chọn được gần 400 cây đạt các tiêu chuẩn về chất lượng nhằm bảo tồn để nhân giống, xây dựng chỉ dẫn địa lý đưa loài cây đặc sản này vào vị trí trên bản đồ sản vật quý của Việt Nam.
Đứng trong một gian hàng tại hội chợ quảng bá về sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Văn Phi khoe, diện tích nhãn lồng của HTX lên 11,2ha. Tất cả đều được canh tác theo hướng VietGap, hàng chuẩn sạch đúng theo xu hướng thị trường hiện nay đang cần.
Ông kể, ông đã có mấy chục năm trồng loại cây đặc sản này. Cách đây khoảng 30-35 năm, nhãn lồng cực kỳ đắt giá, một cây nhãn khi đó đem bán, tiền thu về có thể mua được 10kg thóc. Nhưng thời ấy là trồng theo kiểu tự phát, kỹ thuật trồng chưa có nên năng suất không cao.
Những năm gầy đây, tuy nhãn không được giá như thời trước, song năng suất nhãn cao gấp 3-4 lần, người tiêu dùng cũng tin tưởng hơn vào chất lượng quả nhãn sạch. Bởi làm theo hướng VietGap, tuyệt đối không sử dụng chất kích thích và các hóa chất độc hại.
“Năm 2013 tôi còn được Sở NN-PTNT cấp cây nhãn đầu dòng. Đây là một trong những cây nhãn ngon nhất của tỉnh Hưng Yên để trồng, bảo tồn và nhân giống”, ông khoe.
Ông Nguyễn Văn Tráng – Phó giám đốc Sở NN-PTNT Hưng Yên cho biết, cây nhãn là cây ăn quả đặc sản của tỉnh Hưng Yên, có diện tích nhãn là 4.845ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 4.200ha.
Năm 2017, tỉnh đã hỗ trợ người dân vùng trồng nhãn ở Hồng Nam, Hàm Tử kinh phí để chuyển đổi sản xuất theo quy trình VietGap. Cũng trong năm 2017 đã có 62ha diện tích trồng nhãn được cấp giấy chứng nhận VietGap.
Nhận thấy sản xuất an toàn theo hướng VietGap mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ tiêu thụ sản phẩm nên người dân các địa phương nhiệt tình tham gia và làm theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp. Toàn tỉnh đang mở rộng thêm 2.000ha nhãn VietGAP, còn diện tích được cấp chứng nhận hiện nay đã lên tới con số trên 750 ha.
Theo ông Tráng, việc chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp tạo ra các sản phẩm có tiêu chuẩn, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường, góp phần ổn định đầu ra và nâng cao giá trị sản xuất; đồng thời thay đổi cách thức tổ chức sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi để liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Người dân các vùng trồng nhãn rất hào hứng tham gia, đăng ký cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap. Các vùng nhãn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap hình thành trên địa bàn tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình là các mô hình ở xã Hồng Nam, TP HưngYên, Hàm Tử, Khoái Châu,....
“Sản phẩm nhãn đạt tiêu chuẩn VietGap có giá bán khá cao, từ 50.000-70.000 nghìn đồng/kg, tùy từng thời điểm”, ông cho hay.
Nhận thấy sản xuất an toàn theo hướng VietGap mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ tiêu thụ sản phẩm nên người dân các địa phương nhiệt tình tham gia và làm theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp. Toàn tỉnh đang mở rộng thêm 2.000ha nhãn VietGAP, còn diện tích được cấp chứng nhận hiện nay đã lên tới con số trên 750 ha.
Theo ông Tráng, việc chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp tạo ra các sản phẩm có tiêu chuẩn, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường, góp phần ổn định đầu ra và nâng cao giá trị sản xuất; đồng thời thay đổi cách thức tổ chức sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi để liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Người dân các vùng trồng nhãn rất hào hứng tham gia, đăng ký cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap. Các vùng nhãn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap hình thành trên địa bàn tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình là các mô hình ở xã Hồng Nam, TP HưngYên, Hàm Tử, Khoái Châu,....
“Sản phẩm nhãn đạt tiêu chuẩn VietGap có giá bán khá cao, từ 50.000-70.000 nghìn đồng/kg, tùy từng thời điểm”, ông cho hay.
Không chỉ chú trọng vào mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng cho trái nhãn, những năm gần đây tỉnh Hưng Yên còn tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm đặc sản này để tránh tình trạng được mùa mất giá.
Theo đó,cứ vào mùa thu hoạch nhãn lồng, các phiên chợ, tuần lễ giới thiệu sản phẩm nhãn lồng lại được tổ chức tại nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội để quảng bá sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Năm nay, ngoài Lễ hội Nhãn lồng Hưng Yên được tổ chức ở tỉnh này, tại Hà Nội còn có 3 Tuần lễ nhãn lồng - nông sản tỉnh Hưng Yên được tổ chức trong tháng 8.
Tại Hội nghị Kết nối cung cầu tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua, ông Trần Văn Cường – Phó Giám đốc Sở Công thương Hưng Yên nhận định, hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu đã đem lại hiệu quả thiết thực cho các hộ nông dân, HTX trong việc tiêu thụ nông sản hàng hóa với mức giá khá cao, từ đó mang lại lợi nhuận cho người sản xuất, tạo tâm lý yên tâm sản xuất và tiếp tục đầu tư phát triển nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tạo dựng được mối quan hệ liên kết giữa người sản xuất với nhau và với người phân phối, người tiêu dùng.
Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, các HTX, trang trại, nhà vườn gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, liên kết tạo vùng sản xuất chuyên canh với sản lượng đủ lớn, tính đồng đều cao sẵn sàng cung ứng cho các hợp đồng số lượng lớn; các doanh nghiệp, thương nhân phân phối gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các HTX, hộ sản xuất, các trang trại, nhà vườn tìm hiểu nhu cầu, phương thức, tiêu chuẩn thu mua của các hệ thống siêu thị, chợ đầu mối, các nhà phân phối, tiêu thụ đưa nông sản, thực phẩm của tỉnh thâm nhập sâu hơn vào các hệ thống phân phối hiện đại, các thị trường mới.
Đáng chú ý, hoạt động truyền thông, quảng bá về nhãn lồng và nông sản hàng hóa có thế mạnh của tỉnh đã tạo sự lan tỏa. Nhiều doanh nghiệp đầu mối, nhà phân phối, siêu thị trong và ngoài nước tìm đến thu mua sản phẩm, một số giao kết thương mại và hợp đồng tiêu thụ đã được ký kết và thực hiện có hiệu quả.
Việc này góp phần nâng cao nhận thức của các HTX, trang trại, nhà vườn của tỉnh về sản xuất nông sản, thực phẩm hàng hóa, nhất là trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, sơ chế, bảo quản, bao bì, đóng gói, phong cách phục vụ, bán hàng,... nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của tỉnh.
Chia sẻ với PV.VietNamNet, Giám đốc Sở Công thương Hưng Yên Nguyễn Văn Thơ thừa nhận, không chỉ tiêu thụ tại chợ đầu mối trong Nam ngoài Bắc, nhãn lồng Hưng Yên những năm gần đây đã xuất hiện trên quầy kệ tại những hệ siêu thị lớn như như BigC, Coopmart, Hapro....
Trong khi, hoạt động xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Ngoài thị trường truyền thống Trung Quốc,năm 2018 loại trái cây đặc sản này còn được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Đức, Australia. Hiện nhãn xuất khẩu chiếm khoảng 25% sản lượng nhãn toàn tỉnh.
Việc quả nhãn chinh phục được hàng loạt các thị trường khó tính bậc nhất thế giới có ý nghĩa lớn, khuyến khích người nông dân trồng nhãn ở Hưng Yên nâng cao chất lượng mặt hàng này để hướng tới xuất khẩu được sang nhiều thị trường khác như Singapore, EU, Hàn Quốc…, ông Thơ cho hay.
Sau nhiều năm gìn giữ, phát triển, thứ quả “tiến Vua” nổi danh, nằm trong TOP 50 trái cây ngon nhất Việt Nam nay thành loại đặc sản với doanh thu tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Theo thông tin từ Sở Công thương, vụ nhãn năm nay trúng mùa lớn, sản lượng ước tính 50.000 tấn, doanh thu ước đạt 1.200 tỷ đồng. Còn tính trên mỗi 1ha canh tác, người nông dân trồng nhãn có thể thu được từ 250-300 triệu đồng/năm.
Đứng trong gian hàng của HTX Bảo Tiến để quảng bá các loại nhãn hương chi, nhãn cùi cổ, nhãn đường phèn tại Tuần lễ nhãn lồng, ông Nguyễn Văn Phi cho biết, mỗi loại nhãn đều có hương vị thơm ngon riêng, giá bán cũng phụ thuộc vào tuỳ loại.
“Nhãn đường phèn giá cao chót vót, lên tới 100.000 đồng/kg mà cháy hàng rồi. Nay chỉ còn lại chục cân đem ra đây giới thiệu sản phẩm cho bà con thưởng thức. Những loại nhãn khác cũng đang tiêu thụ rất tốt”. Ông Phi nói và khoe thêm, sản lượng nhãn tại HTX Bảo Tiến năm nay ước đạt 50 tấn. Riêng gia đình ông năm nay thu được khoảng 10 tấn, trong đó nhãn đường phèn được vài tạ.
Theo ông, cây nhãn những năm gần đây đem lại nguồn thu nhập rất ổn định cho người trồng. Năm 2019, từ bán quả nhãn gia đình ông thu được khoảng gần 200 triệu đồng. Còn bán cây giống nhãn thu được ông thu được từ 150-200 triệu đồng/năm.
“Chưa thành tỷ phú trồng nhãn được. Song, mức thu nhập này giúp cuộc sống gia đình tôi ổn định hơn. Tiền thu từ cây nhãn còn nuôi được các con ăn học đại học”, ông chia sẻ.
Ông Đặng Văn Xây - chủ vườn nhãn ở xã Hồng Nam (TP Hưng Yên) cho biết, những năm gần đây ông chuyển sang trồng nhãn VietGap. Quy trình trồng, chăm sóc có rắc rối hơn so với trồng theo phương thức truyền thống, nhưng bù lại chất lượng quả được nâng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh và thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên được biết đến rộng rãi.
Gia đình ông Xây hiện chỉ trồng 16 sào nhãn, quy mô khá nhỏ so với các hộ dân khác trong vùng, song năm nay sản lượng thu được lên tới 7 tấn quả, doanh thu ước đạt 200 triệu đồng.
Link bài gốc
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/nhan-long-hung-yen-huyen-thoai-tien-vua-nay-vuon-ra-the-gioi-665541.html