Ngôi chùa có chuông bằng vàng ở Hưng Yên

Ai đã đến với Hưng Yên dù chỉ là một lần nhưng nếu chưa đến thăm Chùa Chuông thì đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, bởi chùa nổi tiếng với hệ thống các pho tượng cổ độc đáo, được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh lam”.



Huyền sử chùa Chuông kể rằng: Trong một trận đại hồng thủy, một chiếc bè có một quả chuông vàng đã dạt vào nơi đây. Không ai nhấc được chuông lên, chỉ khi vị sư trụ trì trong chùa chọn 10 nam trung, nữ trinh mới chấc được chuông lên. Dân làng xây tháp để treo chuông trong chùa.
Khi đất nước gặp họa ngoại xâm phương bắc, quả chuông vàng được giấu ở một giếng nhỏ, vị trí chính xác nơi giấu chuông đã trở thành huyền tích. Tên gọi Kim chung tự, hay chùa Chuông vàng bắt nguồn từ đó.
Cây cầu đá cổ dẫn vào con đường Nhất chính đạo theo quan niệm của nhà Phật.
Thời gian xây dựng chùa vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Theo cuốn Đồng khánh dư địa chí thì chùa Chuông được xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ thứ XV). 
Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng chùa được phát tích từ triều Lê, nhưng cũng có công trình nghiên cứu khẳng định Chùa Chuông được xây dựng từ thế kỷ thứ III sau Công nguyên.
Tấm bia đá trong chùa còn nguyên vẹn từ Thế kỷ thứ XVII ghi chép về việc trùng tu chùa nhưng lại không ghi thời điểm xây dựng chùa.
Những viên ngói cổ của chùa Chuông lại là ngói mũi hài – hoa văn kiến trúc của thời Trần.
Quần thể kiến trúc chùa được xây dựng theo lối “Nội công ngoại quốc”,  bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang.
Tích xưa ghi lại quả chuông vàng từng được treo trên tháp chuông này.
Quan niệm nhân quả của nhà Phật được thể hiện trên hệ thống tượng Thập điện Diêm Vương, đặt ngay bên Nhà Mẫu trong chùa.
18 pho “Thập bát La hán”, mỗi pho một cảm xúc nội tâm.
Những pho tượng trong chùa Chuông.
Nét đặc trưng của làng quê ngay giữa trung tâm thành phố Hưng Yên.
Lễ hội chùa Chuông được tổ chức vào các ngày 15/1, 8/4, 15/4, 15/7 âm lịch hàng năm.